Tác dụng Tác dụng của cà phê đối với sức khỏe

Tích cực

Một bạn trẻ đang cầm cốc cà phê, đây là hình ảnh thường thấy trong các đô thị ở xã hội hiện đại ngày nayMột khay đựng cà phê với các món cà phê sữa, sữa tươi để chế thêm, nước lọcbánh quy

Một số nghiên cứu cho thấy chất caffeine có trong cà phê giúp tăng tỉ lệ trao đổi chất trong cơ thể từ 3 đến 11%, caffeine giúp làm tăng quá trình đốt cháy chất béo ở những người béo phì lên đến 10% và 29% đối với những người gầy do đó sẽ thiện hiệu suất thể chất. Các nghiên cứu quan sát thấy rằng những người uống nhiều cà phê mỗi người có nguy cơ mắc bệnh này thấp hơn 23–50% so với những người không uống. Cà phê có liên quan đến việc tăng khả năng bảo vệ của cơ thể chống lại hai loại ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Các nghiên cứu cho thấy những người uống cà phê có nguy cơ ung thư gan thấp hơn tới 40% so với những khác. Tương tự một nghiên cứu trên 489.706 người cho thấy, những ai uống 4-5 cốc cà phê mỗi ngày, có nguy cơ ung thư đại trực tràng thấp hơn 15%[22].

Một nghiên cứu khác dựa trên cuộc khảo sát ở 457.922 người, cho thấy việc uống mỗi tách cà phê hàng ngày có liên quan đến việc giảm 7% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, những phụ nữ uống cà phê có thể giúp chống lại sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2[23]. Những người uống cà phê chứa caffein ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 hơn so với những người không uống cà phê chứa caffein. Trung bình, những người uống 1 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 9%. Những người uống 2-3 tách mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 17%, kết quả cho thấy những người uống 4 tách cà phê mỗi ngày đã giảm đến 54% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên đối với những phụ nữ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, uống cà phê chứa caffein có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2[23].

Trong một nghiên cứu của Đại học Harvard từng được công bố, những phụ nữ uống 4 cốc cà phê trở lên mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn người khác 20%. Một nghiên cứu khác trên 208.424 người cho thấy những người uống 4 cốc trở lên mỗi ngày có nguy cơ tử vong do tự tử thấp hơn 53%[22]. Có nghiên cứu cho thấy việc uống cà phê có liên quan đến việc giảm 20% nguy cơ tử vong ở nam giới và giảm 26% nguy cơ tử vong ở phụ nữ, trong độ tuổi từ 18 đến 24. Tác dụng này đặc biệt mạnh ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Trong một nghiên cứu kéo dài 20 năm, những người mắc bệnh tiểu đường uống cà phê có nguy cơ tử vong thấp hơn 30%. Theo nghiên cứu, những người hay uống cà phê có ít nguy cơ mắc Alzheimer đến 65%. Tỉ lệ này đối với bệnh Parkinson là từ 32 đến 60%[22].

Rủi ro

Có những khuyến cáo nên hạn chế cho thêm kem vào ly cà phêCà phê và nước ngọt

Cà phê mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nếu dùng quá mức có thể để lại những tác hại tiêu cực. Cà phê có chứa caffeine có thể gây ra chứng mất ngủ, căng thẳng và bồn chồn. Uống nhiều cà phê sẽ thúc đẩy việc tăng sản xuất các hormone căng thẳng như cortisol, epinephrinenorepinephrine. Những hóa chất này làm tăng nhịp tim, huyết áp và căng thẳng. Tiêu thụ caffeine có thể làm tăng huyết áp ở những người đã bị cao huyết áp. Nhiều axit được tìm thấy trong hạt cà phê có thể gây kích ứng dạ dày và niêm mạc ruột non. Uống cà phê khi dạ dày trống rỗng có thể kích thích dạ dày tăng tiết axit. Uống cà phê cũng có thể gây kích ứng niêm mạc ruột non, gây tiêu chảy, gây hội chứng ruột kích thích. Trào ngược axit và ợ nóng có thể được gây ra bởi cà phê do cách nó làm giãn cơ vòng thực quản dưới. Uống cà phê không lọc có thể làm tăng cholesterol trong máu làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và uống nhiều hơn 5 cốc cà phê mỗi ngày có thể không an toàn cho người bị bệnh tim[24].

Nếu như lạm dụng cà phê sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cũng như tinh thần. Việc uống quá nhiều cà phê, làm cho cơ thể hấp thụ lượng lớn caffeine, gây ra tình trạng lo lắng và bồn chồn, thở nhanh, tăng mức độ căng thẳng, nếu tiêu thụ quá nhiều caffeine sẽ gây ra tác dụng ngược khiến cơ thể mệt mỏi hơn, tiêu thụ với lượng lớn caffeine, sẽ trở thành nguyên nhân gây mất ngủ. Có thể bị giảm testosterone vì uống cà phê với những người cao tuổi ít có ham muốn tình dục. Lạm dụng cà phê quá nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến tuyến thượng thận ảnh hưởng đến cả hệ thống tiêu hóa. Trong cà phê có nồng độ pH khá thấp, nếu uống nhiều, axit vào cơ thể nhiều sẽ dẫn tới các phản ứng không tốt cho dạ dày, gây cảm giác khó chịu, đau bụng, khó tiêu, nếu uống cà phê nhiều và liên tục nó có thể dẫn tới các bệnh như viêm, loét dạ dày, nếu dùng quá nhiều cà phê sẽ gây ra tác dụng ngược lại, gây trở ngại đến chức năng gan. Uống cà phê có chứa caffeine có thể làm tăng lượng canxi được đưa ra ngoài qua nước tiểu, dẫn đến suy yếu xương[25].

Uống một tách cà phê trước khi ngủ trưa cũng có thể giúp trở lại với công việc buổi chiều nhanh hơn mà không uể oải, buồn ngủ[26]. Người ta có thể gặp phải những tác dụng phụ trong vài ngày đầu sau khi ngừng sử dụng cà phê với các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, khó chịu và khó tập trung khi không sử dụng cà phê. Đặc biệt, đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến nhất, có thể kéo dài vài ngày đến một tuần vì caffein khiến các mạch máu trong não bị co lại, nên khi ngưng cà phê sẽ khiến các mạch máu mở rộng và lưu lượng máu tăng nhanh. Áp lực tăng thêm này gây ra cơn đau đầu. Khi bỏ caffein, một trong những lợi ích lớn nhất là ngủ ngon hơn. Caffein có thể làm tăng cảm giác lo lắng, vì vậy ngưng cà phê có thể giúp giảm bớt những cảm giác này, người mắc chứng rối loạn lo âu nên bỏ caffeine để bớt lo lắng. Đối với người bị ợ chua, bỏ caffein có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng. Bởi vì caffein làm giãn cơ vòng thực quản dưới, cho phép axit dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra chứng ợ chua[27].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tác dụng của cà phê đối với sức khỏe https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC56966... https://doi.org/10.1136%2Fbmj.j5024 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29167102 https://suckhoedoisong.vn/thoi-diem-uong-ca-phe-to... https://nld.com.vn/suc-khoe/nhieu-loi-ich-khi-uong... https://doi.org/10.1080%2F003655299750025525 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10499460 https://doi.org/10.1016%2Fj.clnu.2019.06.003 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31253438 https://api.semanticscholar.org/CorpusID:195766007